Chuẩn bị cho chuyến đi
Mua sắm
Chùa Hội Khánh Bình Dương
Vị trí
Giới thiệu
Chùa Hội Khánh Bình Dương là một ngôi chùa cổ có lịch sử lâu đời và nổi tiếng với nét kiến trúc độc đáo. Chùa từng là một địa điểm gắn liền với nhiều sự kiện trong công cuộc kháng chiến của nước ta và hiện nay chùa đang là địa điểm du lịch tâm linh được rất nhiều người ghé đến dâng hương, lễ phật. Vào năm 1993, chùa được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.
- Địa chỉ: số 35 đường Yersin, P. Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
- Thời gian mở cửa: 4h30 – 21h00
- Giá vé: miễn phí
- Cách di chuyển: từ Siêu thị Big C Bình Dương, du khách đi về hướng Đông Nam lên Đại lộ Bình Dương, sau khi đi thẳng 350m thì rẽ phải vào đường Yersin, đi thẳng 1km thì rẽ trái tại Cửa Hàng Đtdđ Anh Thư và du khách sẽ thấy điểm đến ở bên trái.
Chùa Hội Khánh được xây dựng vào năm 1741 và được công nhận là một công trình tôn giáo vừa sở hữu tính chất lịch sử vừa mang nét mỹ thuật cao. Khi ghé thăm chùa, bạn sẽ được chìm vào không gian kiến trúc cổ với sự yên tĩnh và bình yên. Ngoài dâng hương, lễ Phật hay khám phá nét kiến trúc cổ thì chùa còn là nơi thích hợp để chụp hình cùng gia đình, bạn bè.
Chùa được xây dựng vào năm 1741 trên một ngọn đồi cao do Thiền sư Đại Ngàn sáng lập. Sau sự tàn phá của chiến tranh thì sau này chùa đã được xây dựng lại ở phía chân đồi với diện tích rộng và vẫn giữa lại được phần lớn phong cách kiến trúc ban đầu. Đây là ngôi chùa sở hữu nét kiến trúc theo truyền thống của chùa cổ xứ Nam Kỳ với cấu trúc chùa gồm chánh điện; giảng đường; đông lang và tây lang.
Chánh điện được làm từ các loại gỗ quý và ba bộ cửa được làm theo bức màn, tất cả mang đến sự cổ kính và uy nghiêm cho chùa. Chánh điện có đến 100 bức tượng được làm từ gỗ mít sơn son thép. Các vị La Hán và Thập điện Minh Vương được chạm trỗ tỉ mỉ ở nhiều hình dáng. Chánh điện còn thu hút du khách bởi hai bức phù điêu miêu tả các vị bồ tát và 18 vị La Hán vô cùng nghệ thuật. Giảng đường sở hữu 92 cây cột được làm từ các loài gỗ quý rất độc đáo. Đông lang và Tây lang thì được xây dựng theo phong cách riêng để tạo nên phong cách kiến trúc nối tiếp nhau.
Trong khuôn viên chùa có bốn công trình gắn liền với Đức Phật, gồm vườn Lâm Tỳ Ni; Bồ Đề đạo tràng; vườn Lộc Uyển và Câu Thi Na. Xung quanh chùa còn được xây dựng chín ngôi tháp để thờ chín vị trụ trì đã viên tịch. Phía bên trái chùa có ngọn tháp bảy tầng. Chùa Hội Khánh còn nổi tiếng với tượng đài Phật dài 52m với phía dưới tượng đài được chia làm hai phần dùng để dạy học, thư viện…. và thờ tượng Bổn Sư Thích Ca nhập Nhiệt bàn.
Nguồn hình ảnh: Internet; fb.Chùa Hội Khánh.
Bài viết: M. Nguyệt.
Thông tin chi tiết
- Giờ mở cửa: 4h30 - 21h00