Chuẩn bị cho chuyến đi
Mua sắm
Di tích lịch sử N'Trang Gưh
Vị trí
Giới thiệu
Di tích lịch sử N’Trang Gưh được biết đến như mảnh đất hào hùng ghi lại chiến công của người anh hùng N’Trang Gưh, nay đã được xếp hạng trở thành Di tích Lịch sử của tỉnh Đăk Nông. Đây chính là niềm tự hào cho vùng đất này và cả dòng lịch sử Việt Nam. Nếu đã đến Đak Nông nhất định bạn phải đến đây để tưởng niệm chiến công lừng lẫy cứu dậy đất nước
Địa điểm: Di tích lịch sử N’Trang Gưh-
Địa chỉ: thôn Buôn Choáh, xã Buôn Choáh, huyện Krông Nô, Đắk Nông
Thời gian hoạt động: Cả ngày
Giá vé vào cửa: Miễn phí
Cách di chuyển: Đi từ quảng trường trung tâm về phía Tây Nam khoảng 110 km đễn Buon Choah rồi hỏi người dân địa phương để đến địa điểm.
Tên gọi của di tích bắt nguồn từ một người anh hùng dân tộc. N’Trang Gưh tên thật Y Gưh H’Đớk (dân tộc Ê đê), SN 1845, tại buôn Choáh Kplang, nay thuộc xã Buôn Choáh (Krông Nô). Ông là người tài cao, đức rộng, giỏi săn bắn nên trong nhà có rất nhiều của cải quý giá như sừng tê giác, ngà voi. Không những thế, ông còn biết tính toán làm ăn giỏi nên mỗi khi đến mùa luôn thu được nhiều lúa, ngô, nuôi được nhiều trâu, bò, heo, gà. Vì vậy, ông có uy tín trong buôn gần, làng xa, được mọi người yêu quý. Đặc biệt, ông luôn chia sẻ những kinh nghiệm săn bắt, chăn nuôi, trồng trọt và sẵn sàng giúp đỡ những người nghèo khó.
Vùng đất ông sinh sống phải đối mặt với nhiều lần bị giặc ngoại xâm thâu tóm. Với uy tín của mình, ông đã kêu gọi và chiêu mộ quân dân dũng cảm chiến đấu để giải thoát nhân dân khỏi ách thống trị.
N’Trang Gưh đã lãnh đạo nghĩa quân chiến đấu chống lại quân xâm lược, nổi tiếng nhất là trận tiêu diệt đồn buôn Tur. Vào một buổi sáng năm 1901, dưới sự chỉ huy của N’Trang Gưh, nghĩa quân đã vượt sông Krông Nô bao vây đồn Tur, dùng ná bắn được nhiều tên giặc rồi tấn công vào đồn. Chỉ một thời gian ngắn, toàn bộ quân địch đồn trú tại đây bị tiêu diệt, tên thực dân Buốc Gioa, kẻ có nhiều nợ máu với nhân dân chết gục trước sân đồn. Thừa thắng, nghĩa quân tiếp tục tiến công, lần lượt tiêu diệt các đồn khác của thực dân như đồn buôn Jiăng, đồn buôn Dur...
Từ năm 1901 đến 1913, quân Pháp liên tục mở nhiều cuộc hành quân khá quy mô, truy quét, nhằm tiêu diệt và thôn tính phong trào. Với sự lãnh đạo tài tình và dũng cảm của N’Trang Gưh, nghĩa quân đã chiến đấu trong suốt 13 năm. Năm 1914, do trong hàng ngũ nghĩa quân có người phản bội, địa điểm đóng quân bị tiết lộ, nên N’Trang Gưh bị Pháp bắt, kết án tử hình. Thi thể của ông được đưa về an táng tại quê nhà, nay thuộc thôn 1, xã Buôn Choáh.
Ghi nhận công lao to lớn của NTrang Gưh, năm 2011, Bộ VHTT-DL đã công nhận Di tích lịch sử N’Trang Gưh là Di tích lịch sử cấp quốc gia.
Nguồn ảnh: FB Thái Vân, internet, Dak Lak
Người viết Anh Thư
Thông tin chi tiết
- Giờ mở cửa: Tất cả ngày