Chuẩn bị cho chuyến đi
Mua sắm
Đền Tiên La
Vị trí
Giới thiệu
Thái Bình vốn không phải là vùng đất có thế mạnh về du lịch giống các tỉnh, thành phố lân cận như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương. Nhưng ở Thái Bình lại có các bãi biển với vẻ đẹp mộc mạc, bình dị thu hút khách du lịch như Đồng Châu, Cồn Vành, Cồn Đen; nhiều danh lam, thắng cảnh hấp dẫn như vườn Bách Thuận; các khu di tích lịch sử văn hóa như chùa Keo, di tích vua Trần, đền Thánh Mẫu,... Hôm nay Tripzone xin giới thiệu đến du khách một địa điểm không thể bỏ qua khi du lịch Thái Bình. Đó chính là đền Tiên La
Vị trí: thôn Tiên La, xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
Giờ mở cửa: Cả ngày
Giá vé: Miễn phí
Cách di chuyển: Từ trung tâm thành phố, du khách đi thẳng đường Lê Lợi để đến cầu Bo, đi qua cầu Bo thì tiếp tục chạy thẳng QL39B rồi rẽ sang QL39A. Đi tiếp đến ngã ba thì rẽ trái vào DT392B. Đến đường Thái Hà rồi rẽ trái và đi theo biển chỉ dẫn là đến được đền Tiên La
Đền Tiên La thờ Vũ Thị Thục, một nữ tướng của Hai Bà Trưng có công đánh Tô Định. Mọi người vẫn thường gọi bà là Bát Nàn tướng quân (tướng quân phá nạn cho dân, có nơi gọi là "bát nạn" hay "bát não"). Khi quân phương Bắc xâm lược, bà đã chiêu binh mã để khởi nghĩa, đồng thời trả thù cho cha (đã bị Thái thú Tô Định giết hại) và người dân vô tội. Khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa ở Hóc Môn, ngay lập tức Thụ Nương đã đem quân hợp sức để đánh bại quân địch. Đến cuối năm 43, giặc mạnh, binh yếu, nghĩa quân của ta thất bại nặng nề. Khi bị đánh bại và vây ép đến cùng, Thục Nương đã rút gươm tự tiết tại gò Kim Quy bên dòng sông Tiên Hưng. Nhân dân thương tiếc đã lập đền thờ ở đây để tưởng nhớ công lao của bà.
Đền Tiên La được xây dựng trên gò Kim Quy với diện tích lên đến hơn 6000m2. Trải qua nhiều lần tu bổ, sửa chữa, đền đã có được quy mô đẹp và rộng lớn như hiện nay. Đền Tiên La bao gồm nhiều công trình như hệ thống cổng đền, tòa Tiền tế (Đại Bái), tòa Trung tế, Thượng điện và hệ thống sân đền,... Đền được xây dựng với cấu trúc “tiền nhất, hậu đinh” theo đúng kiểu cổ từ cột, kèo đến vòm mái uốn cong mang dáng hình con rồng bay lên. Tòa điện bái đường và thượng điện của đền được kiến trúc bằng vật liệu gỗ tứ thiết, nội thất bên trong được chạm trổ tứ linh đan xen tứ quý.
Nổi bật nhất là toà gác chuông cao hơn 11 mét với 3 tầng mái. Khung gác chuông được làm bằng gỗ, liên kết với nhau bằng mộng, tạo cho mái ngói hình dạng uốn cong mềm mại, thanh thoát. Ngoài ra, đền Tiên La còn lưu giữ được nhiều đồ tế khí có giá trị thẩm mỹ niên đại từ thời Lê, các tài liệu như thần tích và sắc phong thần thời Lê đến thời Nguyễn, bia đá, minh chuông.
Lễ hội đền Tiên La được tổ chức vào các ngày 15 đến 17 tháng 3 âm lịch hàng năm thu hút nhiều du khách về tham quan
Nguồn ảnh: internet, instagram yugilee1807
Thông tin chi tiết
- Giờ mở cửa: Cả ngày
- Chỗ để ô tô: Có