Chuẩn bị cho chuyến đi
Mua sắm
Đền Đô
Vị trí
Giới thiệu
Nhắc đến Bắc Ninh không chỉ là nhắc đến những làn điệu dân ca đi sâu vào tiềm thức của người dân Kinh Bắc, mà còn là nhắc đến mảnh đất cổ lâu đời với nét truyền thống văn hóa đặc sắc. Nét văn hoá đó thể hiện qua các làng nghề truyền thống như Tranh Đông Hồ, làng nghề Đúc Đồng, Gốm Phù Lãng… hay các địa điểm như chùa Dâu, bút Tháp, Đình Bảng, chùa Phật Tích. Hôm nay Tripzone xin giới thiệu đến du khách một trong những di tích văn hoá truyền thống nổi tiếng tại Bắc Ninh. Đó chính là đền Đô
Vị trí: khu Phố Thượng, phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
Giá vé: Miễn phí
Giờ mở cửa: 7:00 - 17:00
Cách di chuyển: Đền Đô cách trung tâm Bắc Ninh khoảng 17km, vì thế nên du khách có thể dễ dàng di chuyển bằng xe máy. Từ trung tâm thành phố Bắc Ninh, du khách đi thẳng đường Lý Thái Tổ rồi rẽ trái ra Nguyễn Trãi để đến được cao tốc Hà Nội - Bắc Giang. Tiếp tục đi thẳng, đến nút giao thì rẽ trái vào Đại Đình. Đi tiếp một đoạn nữa là đến Đền Đô
Đền Đô hay còn được biết đến với cái tên khác là Đền Lý Bát Đế hoặc Cổ Pháp Điện, là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng thờ tám vị vua đầu tiên của nhà Lý gồm Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông và Lý Huệ Tông. Đền Đô cũng đã được Nhà nước Việt Nam công nhận là di tích lịch sử - văn hóa vào năm 1991.
Đền Đô được xây dựng vào thế kỷ XI, trước kia vốn dĩ là một ngôi nhà lớn do dân làng xây dựng để đón tiếp nhà vua. Sau này, Lý Thái Tông đã cho sửa sang lại ngôi nhà xưa để làm nơi thờ tự vua cha, và cũng từ đó, đền đã trở thành nơi thờ tự các vị vua nhà Lý sau khi băng hà. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, nhiều lần bị mưa bom bão đạn bắn phá, đến năm 1989, đền đã được khởi công xây dựng lại, theo đúng hình dáng và kiến trúc cũ, căn cứ theo dấu tích còn lại và các tài liệu lưu trữ.
Đền Đô nằm trong khuôn viên rộng hơn 31.000m², với trên 20 hạng mục công trình, chia thành 2 khu vực: nội thành và ngoại thành. Kiến trúc của đền có sự kết hợp hài hoà giữa kiến trúc cung đình và phong cách dân gian, nên vừa có sự giản dị vừa có tinh tế. Cổng vào nội thành gọi là Ngũ Long Môn vì hai cánh cổng có trạm khắc hình năm con rồng. Bước qua cổng sẽ là khu chính điện, tại đây có điện thờ vua Lý Thái Tổ. Bên trong điện thờ chính, một bên ghi "Chiếu dời đô", một bên ghi bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta "Nam quốc sơn hà. Phía sau ngôi chính điện là nhà Cổ Pháp Điện, nơi đặt ngai thờ, bài vị và tượng của 8 vị vua nhà Lý.
Khu ngoại thất gồm thủy đình trên hồ bán nguyệt, là nơi xem biểu diễn múa rối nước; nhà chủ tế, nhà kho, nhà khách và đền vua Bà (thờ Lý Chiêu Hoàng, còn gọi là đền Rồng). Hai bên tả hữu là nhà thờ quan văn và quan võ tiêu biểu và có công với lịch sử nhà Lý.
Lễ hội đền Đô được tổ chức vào các ngày 14, 15, 16 tháng 3 Âm lịch hàng năm thu hút rất nhiều du khách về tham dự
Nguồn ảnh: instagram ancafe- , instagram chagchazzuz, instagram toanla-alex
Thông tin chi tiết
- Giờ mở cửa: 7:00 - 17:00
- Chỗ để ô tô: Có