Chuẩn bị cho chuyến đi
Mua sắm
Bảo tàng Diệt chủng Tuol Sleng
Vị trí
Giới thiệu
Tuol Sleng Genocide Museum hay tên tiếng Việt còn gọi là Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng là một địa danh mang tính lịch sử của thủ đô Phnom Penh mà khi có dịp đến với đất nước Cam-pu-chia du khách thường chọn để tham quan và tìm hiểu. Hôm nay mời mọi người cùng Tripzone ghé qua nơi này nhé!
Vị Trí: រាជធានី, សង្កាត់បឹងកេងកង៣ ខណ្ឌចំការមន, St 113, Phnom Penh 12304, Cambodia
Giờ mở cửa: 08:00 – 17:00
Giá vé tham quan: Từ 5 USD (tương đương 120.000 VNĐ)
Cách di chuyển: Do vị trí ở trung tâm nên du khách có thể đến đây bằng xe buýt, tuk tuk, hoặc taxi. Ngoài ra thuê xe máy để tự chạy đến cũng dễ dàng.
Tọa lạc tại Phnom Penh, địa điểm này là một trường trung học trước đây được sử dụng làm Nhà tù An ninh 21 (còn gọi là nhà tù S-21) bởi chế độ Khmer Đỏ từ năm 1975 cho đến khi nó sụp đổ vào năm 1979.
Trường trung học trước đây có tên là Tuol Svay Pray, được đặt theo tên một tổ tiên hoàng gia của Vua Norodom Sihanouk, năm tòa nhà của khu phức hợp đã được chuyển đổi vào tháng 3 hoặc tháng 4 năm 1976 thành nhà tù và trung tâm thẩm vấn.
Các kho lưu trữ của Bảo tàng Diệt chủng Tuol Sleng tạo thành hồ sơ tài liệu hoàn chỉnh nhất hiện có về hệ thống nhà tù của đảng Dân chủ Kampuchea và về những hành động tàn bạo hàng loạt được thực hiện dưới cái gọi là “chế độ Khmer Đỏ”.
Từ năm 1976 đến năm 1979, ước tính có khoảng 20.000 người bị giam giữ tại Tuol Sleng (không rõ con số thực). Có thời điểm, nhà tù giam giữ từ 1.000–1.500 tù nhân. Họ liên tục bị tra tấn và ép buộc khai tên các thành viên trong gia đình và cộng sự thân cận, họ lần lượt bị bắt, tra tấn và giết chết.
Khoảng thời gian đầu năm 1977, S-21 có trung bình 100 nạn nhân mỗi ngày. Khi Phnom Penh được quân đội Việt Nam giải phóng vào đầu năm 1979, họ chỉ tìm thấy 7 tù nhân còn sống tại S-21.
Năm 2009, các tài liệu lưu trữ của Bảo tàng Diệt chủng Tuol Sleng đã được công nhận là Di sản Tư liệu có ý nghĩa quốc tế và được UNESCO ghi vào Sổ Ký ức Thế giới.
Ngày nay, Bảo tàng Diệt chủng Tuol Sleng là nơi tổ chức triển lãm thường trực về lịch sử địa danh này và là nơi tưởng niệm những người đã bị đàn áp và giết hại dưới chế độ Khmer Đỏ.
Nguồn hình ảnh: internet; httpswww.tourismcambodia.com; FB Phạm Vĩnh Lộc; FB British Embassy in Cambodia; FB Tuol Sleng Genocide Museum;
Bài viết: Kim Thoa