Chuẩn bị cho chuyến đi
Mua sắm
Bánh Đa Gấc Kẻ Sặt
Vị trí
Giới thiệu
Hải Dương được nhiều du khách biết đến bởi nơi đây là xứ sở của vô vàn các món ăn đặc sản nức tiếng gần xa, trong đó không thể thiếu món bánh đa gấc Kẻ Sặt. Cùng Tripzone tìm hiểu về món bánh Đa Gấc Kẻ Sặt nhé!
Vị trí: làng Kẻ Sặt, xã Tráng Liệt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Giờ mở cửa: 24/24
Giá cả: 40.000VNĐ – 80.000VNĐ
Cách di chuyển đến địa điểm:
- Từ trung tâm thành phố Hải Dương bạn đi về phía đường Nguyễn Lương Bằng, sau đó rẽ trái vào Nguyễn Lương Bằng, tiếp theo bạn rẽ phải vào QL37, sau đó rẽ phải về hướng QL38, chếch sang trái về hướng QL38, sau đó rẽ trái vào QL38, tiếp theo bạn rẽ phải vào Trần Hưng Đạo, sau đó chếch sang trái vào Phạm Ngũ Lão.
- Từ bến xe khách Hải Dương bạn đi về phía đường Bến xe khách, sau đó rẽ trái vào đường Bến xe khách, tiếp theo bạn rẽ phải vào Chi Lăng, sau đó rẽ trái vào Quyết Thắng, tiếp theo bạn rẽ phải vào Điện Biên Phủ, sau đó rẽ trái vào QL37, tiếp theo rẽ phải về hướng QL38, chếch sang trái về hướng QL38, sau đó rẽ trái vào QL38, tiếp theo rẽ phải vào đường Trần Hưng Đạo, sau đó chếch sang trái vào Phạm Ngũ Lão.
Khi đến tham quan du lịch tại Hải Dương bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những chiếc bánh đa thơm lừng, có màu sắc bắt mắt, nhưng món bánh đa thơm ngon đúng vị thì chỉ có đến làng Kẻ Sặt mới thưởng thức được. Đây là ngôi làng có truyền thống lâu đời trong việc làm ra những chiếc bánh đa màu đỏ gấc khiến bất kỳ du khách nào nhìn thấy đều muốn dùng thử ngay.
Nguyên liệu để hình thành một chiếc bánh đa vô cùng đơn giản, dễ tìm, thành phần của bánh gồm gạo, đường, có thêm vừng, lạc và dừa thái mỏng và thêm hương vị của gừng tươi. Ngày nay, để bánh đa thêm phần hấp dẫn hơn, người thợ sẽ thêm gấc vào để bánh có màu đỏ của quả gấc, trông bắt mắt và thu hút thực khách.
Để thành phẩm được thơm ngon, đúng vị, người dân cần khéo léo, tỉ mỉ trong từng giai đoạn, từ khi chọn nguyên liệu cho đến lúc bắt đầu chế biến. Phần gạo cần đạt yêu cầu ngọt, tới và nhiều bột. Vừng cần chọn loại tốt, vừng tấm thơm bùi là ngon nhất. Lạc được chọn là loại lạc già, nhân to, mẩy để dễ thái mỏng. Dừa phải chọn loại dừa già, cùi dày thì bánh mới thơm và bùi.
Đến công đoạn chế biến, đầu tiên họ sẽ ngâm gạo trong nước sạch khoảng 1 – 2 tiếng, sau đó để ráo nước và cho vào cối xay. Muốn cho bột có nồng độ vừa phải, trong lúc xay bột người thợ sẽ vừa xay vừa cho nước vào, làm như thế bột sẽ không bị quá đặc hay quá loãng, sau đó đem bột đi vắt lọc lại bằng vải.
Người dân cần có kinh nghiệm để hòa bột và đường với tỉ lệ hợp lý để bánh có vị ngọt vừa miệng. Gừng cũng vậy, giã nhỏ để vị gừng ngấm vào nước rồi hòa vào cùng bột để khi ăn, không cắn phải miếng gừng cay mà vẫn luôn cảm thấy vị cay tê tê của gừng ở đầu lưỡi. Vừng đen ngâm, xát bỏ vỏ; lạc sống được thái thật mỏng, sau đó xay bỏ vỏ. Dừa thái mỏng thành từng sợi. Lạc và dừa cắt lát càng mỏng càng ngon.
Hoàn thành xong công đoạn trên thì sẽ tiến hành tráng bánh. Cho nước vào khoảng 2/3 nồi sau đó bắt lên đun đều lửa và giữ ổn định trong quá trình tráng bánh. Khi nước sôi để khuôn lên miệng nồi múc một muôi bột đổ lên khuôn, dùng muôi dàn đều trên mặt khuôn. Bánh đa được tráng hai lần, lần thứ nhất sẽ rắc đều vừng, lạc, dừa lên mặt bánh. Lần thứ hai múc thêm một muỗng bột đổ lên lán đều kín hết nhân, đậy vung lại khoảng 1-2 phút mở vung ra, lúc này bánh đã chín. Khi bánh chín thì người thợ sẽ trải bánh đều trên phên, sau đó đem phơi ngoài nắng đến khi bánh khô là thu hoạch được.
Banh đa gấc Kẻ Sặt ăn vào có vị ngọt thanh, hòa quyện cùng hương thơm của vùng, lạc, dừa khiến người ăn không thể nào nhầm lẫn với hương vị bánh đa ở nơi khác.
Nếu có dịp đến Hải Dương thì bạn đừng bỏ qua món bánh đa gấc Kẻ Sặt này nhé, bạn sẽ cảm thấy vô cùng hối tiếc khi đã không thử qua món bánh đặc biệt của làng Kẻ Sặt đấy. Và đừng quên mua bánh đa gấc mang về biếu cho người thân nhé.
Nguồn ảnh: Internet, Facebook Minh Hang Nguyen
Bài viết: Đ.Thủy
Thông tin chi tiết
- Lưu ý khác: Các ngày trong tuần
- Tags: 24/24