Chuẩn bị cho chuyến đi
Mua sắm
Bánh Lòng Kinh Môn
Vị trí
Giới thiệu
Về thăm Hải Dương mỗi dịp Tết bạn sẽ có cơ hội thưởng thức bánh lòng Kinh Môn, món bánh truyền thống thì dùng để dâng cúng tổ tiên vào dịp Tết lớn. Món ăn này là sự kết hợp giữa những tinh hoa đất trời, sự cần cù, khéo léo của bàn tay người làm bánh. Hãy cùng tìm hiểu vài nét về món bánh lòng Kinh Môn này nhé!
Vị trí: thôn Huệ Trì, phường An Phụ, thị xã Kinh Môn, Hải Dương.
Giờ mở cửa: 06:00 - 18:00
Giá cả: 50.000VNĐ – 60.000VNĐ
Cách di chuyển đến địa điểm:
- Từ trung tâm thành phố Hải Dương bạn đi về phía đường Nguyễn Lương Bằng, chếch sang phải vào An Định, sau đó rẽ trái về hướng QL37, sau đó rẽ phải vào QL37, sau đó rẽ trái vào QL17B, tiếp theo rẽ trái vào đường Trần Hưng Đạo.
- Từ bến xe khách Hải Dương bạn đi về phía đường Bến xe khách, sau đó rẽ trái vào đường Bến xe khách, tiếp theo bạn rẽ phải vào Chi Lăng, sau đó rẽ phải vào QL37, sau đó rẽ trái vào QL17B, tiếp theo bạn rẽ trái vào đường Trần Hưng Đạo.
Từ thời xa xưa, bánh lòng Kinh Môn đã trở thành món ăn đặc sản, truyền thống của Hải Dương nói chung cũng như ở huyện Kinh Môn nói riêng. Tuy đây là món ăn truyền thống nhưng nếu đến Hải Dương không đúng vào dịp Tết Nguyên Đán bạn sẽ không thể thưởng thức được loại bánh này, bởi bánh lòng Kinh Môn không bày bán ở các hàng quán mà chỉ được người dân làm nhân dịp Tết đến xuân về để dâng cúng bàn thờ gia tiên.
Nguyên liệu làm nên món bánh lòng vô cùng đơn giản, dễ tìm bao gồm gạo nếp cái hoa vàng, đường trắng, lạc, vừng, thịt ba chỉ, mứt, dừa khô, hương liệu. Để thành phẩm ra được đúng vị đòi hỏi người làm bánh phải thật tỉ mỉ trong khâu chọn nguyên liệu. Gạo nếp cần chọn loại ngon, hạt to đều; lạc phải là những hạt già, mẩy; vừng chọn loại vừng đen là ngon nhất, hạt già và to… đây là khâu rất quan trọng để tạo được độ ngon đặc trưng cho bánh.
Công đoạn làm bánh lòng không hề đơn giản đòi hỏi người thợ phải có nhiều kinh nghiệm ngoài ra còn phải thật khéo léo thì thành phẩm mới ngon và đẹp mắt. Đầu tiên bạn cần sơ chế trước một số nguyên liệu như gạo nếp cho nổ thành bỏng rồi đem đi đập cho thật nhuyễn; tiếp theo đem cạo, rửa sạch gừng. Sau đó đến công đoạn đóng khuôn, rang lạc đến khi có mùi thơm, đem sảy cho sạch vỏ, giã gừng đem nấu sôi cùng với nước đường, đem rang vừng lên cho thơm.
Hoàn thành bước sơ chế thì người làm bánh sẽ cho tất cả nguyên liệu vào nồi đường và đảo thật đều tay, nhanh và nhuyễn. Công đoạn này đòi hỏi người thợ phải thật nhanh tay, nếu không khi đường gặp bổng nếp sẽ nhanh chóng vón thành những cục lớn, không đảo được quánh hết tất cả.
Khi tất cả nguyên liệu đã hòa trộn vào nhau thì thợ bánh sẽ tiến hành đổ bánh vào khuôn để ép, nghe qua có vẻ giai đoạn này dễ nhất trong cả quá trình làm bánh nhưng thật ra lúc này người dân phải thật khéo léo để ép làm sao cho bánh vuông hết các góc của khuôn, nén thật chặt để khi bỏ khuôn ra thì bánh không bị chảy xệ vì lúc này bánh vẫn còn rất nóng.
Bánh lòng Kinh Môn tuy chưa được nhiều người biết đến, nhưng một khi đã thưởng thức qua rồi thì bạn không thể nào quên cái vị ngọt thanh, cay và rất thơm với độ dai vừa phải làm cho bạn vô cùng yêu thích.
Nếu có dịp ghé thăm mảnh đất Kinh Môn vào dịp lễ tết thì bạn đừng quên thưởng thức bánh lòng Kinh Môn nhé, món ăn đặc biệt này sẽ để lại cho bạn hương vị không thể quên.
Nguồn ảnh: Internet
Bài viết: Đ.Thủy
Thông tin chi tiết
- Lưu ý khác: Các ngày trong tuần
- Tags: 06:00 - 18:00