Chuẩn bị cho chuyến đi
Mua sắm
Nhà Cổ Huỳnh Thủy Lê
Vị trí
Giới thiệu
Đến tỉnh Đồng Tháp, khách du lịch có thể đến rất nhiều các khu vui chơi, danh lam thắng cảnh. Nhưng nếu muốn tìm đến một căn nhà đặc biệt thì nơi lý tưởng nhất đó là nhà cổ Huỳnh Thủy Lê. Lý do phải đến căn nhà cổ này đặc biệt là vì nó được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh hơn nữa nó còn gắn với một câu chuyện tình lãng mạn. Vì vậy khi đến Đồng Tháp, khách du lịch không thể bỏ qua di tích này.
Địa điểm: Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê
Địa chỉ: 255A Đường Nguyễn Huệ, Phường 4, thành phố Sa Đéc, Tỉnh Đồng Tháp
Thời gian hoạt động:
Mức giá: 20 – 30 nghìn đồng một người.
Cách di chuyển: từ trung tâm thành phố Sa Đéc bạn đi theo quốc lộ 80A hướng ra sông Mê Kong rồi rẽ vào đường Trần Hưng Đạo tiếp tục đi ra đường Nguyễn Huệ rẽ trái là đến nơi.
Ông Huỳnh Thủy Lê là người tình đầu tiên của một nữ nhà văn người Pháp có tên Marguerite Duras. Sau này bà đã dùng câu chuyện tình đó để viết nên cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Người tình (The Lover) xuất bản năm 1984. Sau đó thì đạo diễn người Pháp Jean-Jaques Annaud đã dựa vào nội dung để chuyển thể thành phim L’Amant năm 1992. Ngôi nhà cỏ này được cha của ông Huỳnh Thủy Lê xây dựng bằng gỗ năm 1895. Mãi sau này đến năm 1917, nhà được tu sửa lại, tất cả các vách gỗ xung quanh được thay bằng vôi và ô dước. Và đó cũng là dáng vóc như hiện giờ của căn nhà.
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê là sự kết hợp hài hòa giữa 2 lối kiến trúc của phương Đông và phương Tây. Toàn bộ ngôi nhà được xây dựng trên mảnh đất rộng 258 mét vuông nằm giữa thành phố đông đúc nép mình bên những căn nhà phố hiện đại. Căn nhà có hình dáng theo kiểu nhà truyền thống người Việt, phần mái được lợp ngói âm dương, hai bên đầu hồi cong vút hình thuyền theo kiểu đình chùa Bắc bộ nhằm tạo nét mềm mại cho mái.
Tuy nhiên, thiết kế kiến trúc bên trong nhà cao ráo, rộng rãi, thoáng mát. Tường nhà được xây bằng gạch đặc rất dày từ 30-40cm ôm lấy kết cấu khung gỗ. Nhờ đó mà làm tăng khả năng chịu lực theo lối kiến trúc truyền thống của Pháp. Nhà có ba gian, bày biện bên trong theo kiểu người Hoa. Các bao lơn, thành vọng sơn son thếp vàng, chạm khắc rất giống như chùa người Hoa. Khung bao lơn chính giữa có chạm đôi Loan Phụng thể hiện “Loan Phụng hòa minh sắc cầm thỏa hiệp” có ý nghĩa là hạnh phúc trường tồn.
Các khung bao hai bên chạm trổ chim muông hoa lá đại diện cho sự sung túc của gia đình. Đặc biệt, giữa gian nhà chính có thờ Quan Vân Trường theo đúng kiểu truyền thống của người Hoa; đồng thời cũng thể hiện vượng khí và sự phồn thịnh trong cuộc sống. Các đồ nội thất như cửa gỗ, các loại tủ, giường, bàn thờ đều được chạm khắc rất công phu, tinh xảo.
Đến với nhà cổ Huỳnh Thủy Lê bạn không chỉ được chiêm ngưỡng mộ công trình kiến trúc độc đáo mà còn cả một giai thoại lãng mạn không thể bỏ lỡ.
Nguồn ảnh: Nụ Cười Mê Kông, FB Đồng Tháp Quê Tôi, FB Mộc Nhi, Wikipedia, Du Lịch Miền Tây
Người viết: Anh Thư
Thông tin chi tiết
- Giờ mở cửa: Tất cả ngày