Chuẩn bị cho chuyến đi
Mua sắm
Làng trống Đọi Tam
Vị trí
Giới thiệu
Hà Nam vốn nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống lâu đời, một trong số đó là nghề làm trống của làng Đọi Tam. Tương truyền nghề này có tuổi đời đã gần 1000 năm từ thời vua Lê Đại Hành, cùng tìm hiểu về thêm về làng trống Đọi Tam nhé!
Vị trí: làng Đọi Tam, xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
Giá cả: Miễn phí
Giờ mở cửa: 24/24
Cách di chuyển đến địa điểm:
- Từ trung tâm thành phố Phủ Lý đi theo đường tỉnh lộ 9711 khoảng 17km để đến xã Đọi Sơn. Đến đây đi theo phía bên phải để vào làng Đọi Tam.
- Du khách có thể đi taxi từ thành phố Phú Lý đến làng Đọi Tam, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên.
Trống là một vật được sử dụng xuyên suốt chiều dài lịch sử với nhiều mục đích khác nhau như để thờ cúng, để phát tín hiệu hoặc được dùng trong sinh hoạt nghệ thuật…không biết từ bao giờ ở làng Đọi Tam cha truyền con nối phát triển nghề làm trống. Đến nay đã vang danh cả nước, những người thợ của làng đi khắp mọi miền Tổ quốc mang theo nghề nghiệp mà cha ông họ truyền lại để làm vang danh quê hương.
Nghe người làng Đọi Tam nói, nghề làm trống chỉ truyền cho con trai chứ không truyền cho con gái hay con rể vì sợ thất truyền. Con trai làng Đọi Tam mới 12, 13 tuổi đã bắt đầu học nghề. Ban đầu sẽ làm các loại trống bé, sau được dạy các loại trống to. Riêng cỡ trống đại thì chỉ những người đàn ông khỏe mạnh dày dạn kinh nghiệm mới làm ra được.
Để làm được lên một chiếc trống cần rất nhiều công phu tỉ mỉ. Đầu tiên là bước làm da sau đó là làm tầng cuối cùng là bưng trống. Da để làm trống phải là da của trâu cái. Lớp da ở phần bụng sẽ được đem làm các loại trống to còn phần da dưới thì làm trống bé.
Gỗ để làm tang phải dùng các loại gỗ dẻo như gỗ mít. Cây gỗ sau khi xử lý sẽ được cắt thành các khúc to nhỏ khác nhau cho phù hợp với từng loại trống, gọi là dăm trống. Các dăm trống phải được ghép thật khít với nhau thì mới tạo ra được chiếc trống chất lượng.
Cuối cùng là bưng trống, đây là công đoạn khó nhất, dùng miếng da trâu đem quây tròn trên mặt trống sau đó đóng đinh chết lên thân trống để cố định. Người thợ bưng trống cần hết sức khéo léo và phải có sức khỏe để mặt trống thật căng đều như vậy âm thanh phát ra từ trống mới vang mới hay.
Ngày nay xã hội phát triển, có nhiều vật dụng hiện đại đã thay thế phần nào các công dụng của chiếc trống nên lượng trống được sản xuất không còn nhiều. Tuy giá trị sử dụng của chiếc trống đã không còn được như xưa nhưng các giá trị tinh thần vẫn còn nguyên đó. Mỗi dịp trung thu trẻ em từ đầu làng cuối ngõ đều mong chờ một chiếc trống mới, tiếng trống rộn ràng khắp mọi ngõ ngách nhắc nhở ta nhớ về những ngày thiêng liêng, biết bao thế hệ được nuôi lớn nhờ tiếng trống này. Đến Hà Nam nhớ ghé thăm quan làng Trống Đọi Tam bạn nhé.
Nguồn ảnh: Internet, Facebook Tan Pham
Bài viết: Đ.Thủy
Thông tin chi tiết
- Giờ mở cửa: Các ngày trong tuần
- Lưu ý khác: 24/24