Chuẩn bị cho chuyến đi
Mua sắm
Văn miếu Xích Đằng
Vị trí
Giới thiệu
Nhắc đến Hưng Yên là nhắc đến vùng đất nổi tiếng với nhiều món ăn dân dã, nổi tiếng đậm đà hương vị vùng đất nơi đây. Hưng Yên không chỉ nổi tiếng về các món ăn ngon mà nơi đây còn có nhiều danh lam thắng cảnh, đặc biệt là nơi đây có nhiều đền, chùa như đền Mẫu, đền Chử Đồng Tử, chùa Hiến… kể đến đây tôi cảm thấy thiếu thiếu một thứ gì đấy. Thì ra thứ thiếu thiếu ấy chính là Văn Miếu Xích Đằng, nhắc đến địa điểm ở Hưng Yên là không thể không nhắc đến Văn Miếu Xích Đằng được. Nó được coi là biểu tượng của tinh thần hiếu học và nền văn hiến Hưng Yên. Để biết nơi đây có gì thì hãy cùng tôi đi tìm hiểu nhé.
Vị trí : Thôn Xích Đằng, Phường Lam Sơn, Thành phố Hưng Yên.
Giờ mở cửa : Cả ngày
Giá vé : Miễn phí.
Cách di chuyển : Từ trung tâm thành phố Hà Nội, du khách đi ra đường CT 01/ CT Hà Nội – Ninh Bình sau đó dẽ vào QL 38 dọc theo con sông Châu Giang tới QL 38B qua cầu Yên Lệnh, qua vòng xuyến dẽ vào đường Nguyễn Trường Tộ/ QL 38B, tiếp tục dẽ vào đường Nguyễn Bình ra Mai Hắc Đế men theo con đường đê là tới Văn Miếu Xích Đằng.
Cách thứ hai, bạn có thể qua cầu Thanh Trì sau đó dẽ ra QL 5B đến vòng xuyến rẽ phải vào nút giao Yên Mỹ, rẽ phải tại nút rẽ đầu tiên, tiếp tục rẽ trái đi thẳng ra QL 39A dẽ vào đường Trần Hưng Đạo đi theo đường đê là đến Văn Miếu Xích Đằng.
Nằm cạnh con sông Hồng, văn miếu Xích Đằng được biết đến là một di tích quan trọng nằm trong quần thể di tích phố Hiến. Cái tên Xích Đằng bắt nguồn là do văn miếu này nằm trên đất làng Xích đằng được xây dựng từ thời Hậu Lê nhưng ban đầu có quy mô nhỏ sau này đến năm Minh Mệnh, triều Nguyễn thì đã được xây dựng với quy mô lớn hơn.
Nơi đây, với hơn 400 năm tồn tại đã ghi danh 161 vị đại khoa, văn miếu Xích Đằng đã thể hiện tình thần hiếu học của cong người trên mảnh đất Hưng Yên.
Văn miếu có khuôn viên rộng khoảng 6000 mét vuông bao gồm các công trình kiến trúc: Tam quan, lầu chuông, lầu khánh, hai dài vũ, khu tháp thờ và khu chính của văn miếu.
Tam quan của văn miếu là công trình kiến trúc đặc sắc vẫn giữ được nguyên vẹn từ khi xây dựng, Tam quan được xây dựng theo kiến trúc "chồng diêm hai tầng tám mái" và tam quan cũng được lấy làm biểu tượng của tỉnh Hưng Yên.
Từ tam quan đi vào là sân văn miếu và tòa chính. Sân văn miếu trước đây chính là nơi diễn ra các kỳ thi hương.
Hai bên sân văn miếu là lầu chuông và lầu khánh. Lầu chuông có treo quả chuông đồng đúc năm Gia Long tam niên (1804) và lầu khánh bên trong treo một chiếc khánh đá được dựng năm Gia Long nhị niên (1803). Tiếp đến là hai dải vũ, được xây theo kiến trúc 5 gian, xưa kia là nơi các quan để cỗ kiệu sửa soạn mũ áo trước khi vào lễ Khổng Tử, nay là nơi trưng bày những hình ảnh về giáo dục và du lịch tỉnh Hưng Yên.
Trong văn miếu Xích Đằng hiện vật quý giá được lưu giữ đến ngày nay đó chính là 9 tấm bia đá khắc tên, tuổi, quê quán, chức vụ của 161 vị đỗ đại khoa ở trấn Sơn Nam thượng xưa. Trong đó có 138 vị ở Hưng Yên và 23 vị ở Thái Bình.
Lễ hội văn miếu xích đằng được tổ chức vào hai ngày trong năm là ngày 10/2 và ngày 10/8 hàng năm. Ngày nay, vào mỗi dịp đầu xuân, tại Văn Miếu Xích Đằng lại diễn ra các sinh hoạt văn hóa, đó là: tổ chức tế lễ, dâng hương, triển lãm thư pháp, hát ca trù, từng bước khôi phục lại lễ hội xưa. Đặc biệt vào 2 ngày mùng 4-5 tết âm lịch, tại văn miếu Xích Đằng còn diễn ra ngày hội xin chữ. Tại đây, các ông đồ viết chữ thư pháp hán theo yêu cầu (tương tự ngày xin chữ ở văn miếu Quốc Tử Giám-Hà Nội).
Văn miếu Xích Đằng có nhiều điều để tìm hiểu như vậy thì sao chúng ta có thể bỏ lỡ được nhỉ? Mọi người đến Hưng Yên thì đừng quên đến đây nhé.
Nguồn: facebook Phương Lan. facebook Anh Nguyễn, internet.
Thông tin chi tiết
- Giờ mở cửa: cả ngày
- Phương tiện giao thông: ô tô, xe máy