Chuẩn bị cho chuyến đi
Mua sắm
Đền Đuông
Vị trí
Giới thiệu
Vĩnh Phúc may mắn được mẹ thiên nhiên ban tặng những phong cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình, đẹp mê đắm lòng người, bởi vậy mà khi người ta nhắc đến Vĩnh Phúc là sẽ nhắc đến một khu du lịch tiềm năng với rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng vươn tầm thế giới. Đó là những khung cảnh núi non hùng vỹ của khu du lịch Tam Đảo, chùa Tây Thiên nơi tâm linh an lạc giúp bạn nuôi dưỡng tâm hồn, hay hồ Đại Lải với hồ nước trong xanh thơ mộng,… và đặc biệt không thể không kể đến địa điểm tham quan Đền Đuông mà hôm nay tripzone muốn giới thiệu đến du khách.
Vị trí: xã Bồ Sao, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
Giá vé: miễn phí
Giờ mở cửa: 7h-22h
Cách di chuyển: đường đi khá thuận lợi nên bạn có thể di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô.
Đền Đuông được xây dựng trên một gò đất cao xã Bồ Sao, huyện Vĩnh Tường. Đền được xây dựng giữ vùng đất rộng tạo nên một không gian rộng rãi, thoáng mát, yên tĩnh thích hợp là địa điểm tâm linh cho du khách vào những ngày lễ, ngày tuần,… Đền Đuông được Nhà nước cấp Bằng xếp hạng Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc Gia từ năm 1993.
Đền Đuông được xây dựng theo hướng Tây Bắc và xung quanh là các thôn: Máy Gạch, Chùa và thôn Hòa Loan (xã Lũng Hòa). Ngôi đền thờ đức thánh Đông Hải Long Vương (người con thứ 25 trong bọc trăm trứng của Lạc Long Quân và Âu Cơ), thờ Thánh Nữ Hoàng Bà và thờ Mục sinh Công Chúa.
Đền Đuông được xây dựng theo kiến trúc hình chữ “Công”. Đền được xây dựng giữa những cánh đồng rộng thênh thang, gồm có hai tòa tiền đường và hậu cung. Đền được xây dựng hết sức bề thế, vững chắc với 48 cột hình chum, mỗi cột được kê trên đá tảng được chia làm 4 hàng vững chắc, các kèo làm lối kẻ chuyền, bào trơn đóng bén. Thượng lương đặt trên giá chiêng, ông muống nối giữa tòa tiền đường và hậu cung có cấu trúc hai tầng mái kiểu chồng diềm mỗi cạnh dài 6 m nổi lên tạo thành lầu chuông, lầu trống.
Đền Đuông không chỉ là đền thờ linh thiêng mà nơi đây còn lưu giữ những di vật, cổ vật quý hiếm còn sót lại như Ngọc phả và 16 đạo sắc phong từ thời Hậu Lê đến thời Nguyễn, 11 pho tượng cổ, nhang án và bia đá, cột đá thời Hậu Lê, các bức hoành phi, câu đối, lư, đình đồng thời Nguyễn và các đồ thờ tế lễ khác. Đến đây du khách có thể cảm nhận được nét đẹp văn hóa, sự tinh xảo trong nghệ thuật qua những di vật, cổ vật còn được lưu giữ tại nơi đây.
Hằng năm, cứ vào 12 đến 15 tháng 5 âm lịch thì lễ hội đền Đuông lại được tổ chức nhằm tưởng nhớ công ơn gia đình Đức Thánh Đông Hải Long Vương và cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Du khách đến tham quan đền Đuông vào khoảng thời gian này có thể tham gia vào các hoạt động như rước kiệu, tế lễ, dâng hương và các trò chơi dân gian...
Nguồn ảnh: Internet, instagram Kim_cuccc
Thông tin chi tiết
- Giờ mở cửa: 7h-22h
- Phương tiện giao thông: xe máy, ô tô