Chuẩn bị cho chuyến đi
Mua sắm
Tháp Bà Ponagar
Vị trí
Giới thiệu
Tháp Bà Ponagar là công trình nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc dân tộc Chăm tiêu biểu trên đất Việt. Tên gọi của cả khu di tích thực chất lấy từ tên của tòa lớn nhất cao đến 23m. Các tháp ở đây đều được xây bằng gạch, trang trí nghệ thuật bằng đá và gốm, nội dung thể hiện sự gắn liền với các vị thần được thờ.
- Vị trí: Hai Tháng Tư, Vĩnh Phước, Thành phố Nha Trang, Khánh Hòa
- Giờ mở cửa: 6:00-18:00
- Giá vé: Người lớn: 40k/lượt; Sinh viên: 20k/lượt; Trẻ em hoặc học sinh: 10k/lượt; Trẻ dưới 6 tuổi hoặc dưới 1m2 miễn phí
Lưu ý: Khi đến mang theo giấy tờ tùy thân, giấy khai sinh, thẻ sinh viên.
Đây là quần thể kiến trúc Chăm Pa lớn nhất Việt Nam. Tổng thê được chia ra thành 3 khu vực: Khu vực Tháp Cổng, Mandapa (KhuTiền Đình) và Khu đền tháp. Tuy nhiên, trải qua biến động của lịch sử và thời gian, hiện nay khu di tích chỉ còn lại 5 công trình kiến trúc tập trung ở Mandapa và Đền Tháp.
Từ cổng chính hướng thẳng lên, có thể dễ dàng thấy được Khu Mandapa (Khu Tiền Đình). Tổng thể kiến trúc 4 hàng cột lớn gồm: 12 cột nhỏ bên ngoài hình bát giác, 10 cột lớn phía trong. Đây là nơi chuẩn bị lễ vật trước khi dâng lên Bà hành lễ. Muốn lên dâng hương cho mẹ xứ sở, bạn phải leo lên những bậc tam cấp rất dốc.
Tầng trên cùng là Khu đền tháp- khu vực khá nguyên vẹn so với tầng dưới, có hai dãy tháp được bao bọc bởi bốn bức tường gạch, nhưng hiện nay chỉ còn lại 2 bức tường. Mỗi dãy tháp ở tầng trên có 3 tòa. Tuy nhiên tổng cộng hiện nay còn 4 ngôi tháp. Tháp được xây dựng bằng gạch đất nung, các mạnh gạch gắn khít với nhau bằng một chất liệu đặc biệt rất chắc chắn. Họa tiết trang trí trên tháp rất phong phú và đặc trưng, gồm nhiều hình tượng trong tín ngưỡng người Chăm như: Thần Tenexa, các tiên nữ, Ponagar, các loài linh vật …Ngoài tháp chính thờ nữ thần Ponagar, các tháp khác thờ thần Shiva, thần Sanhaka, Ganeka - con của Shiva. Bên trong không có tượng thờ mà chỉ đặt một linh vật hình trụ bằng đá gọi là Linga.
Hằng năm cứ đến ngày 20-23 tháng 3 âm lịch, lễ hội tháp bà được diễn ra rất long trọng. . Nếu đến tham quan vào thời gian này, du khách sẽ có cơ hội vào dân hương, dâng hoa, dâng lễ vật để cầu mong dân chúng Khánh Hòa nói riêng và cả nước nói chung được ấm no, hạnh phúc và cầu xin mưa thuận gió hòa.
Nguồn ảnh: Internet; Fb.Phạm Đào; Fb.Huyn Ny; Fb.Vuong Quoc
Thông tin chi tiết
- Giờ mở cửa: 6:00-18:00