Chuẩn bị cho chuyến đi
Mua sắm
Núi Ngũ Hành Sơn
Vị trí
Giới thiệu
Khi đến Đà Nẵng du khách không thể bỏ qua địa danh Ngũ Hành Sơn – nơi được xem như biểu tượng của vùng đất này. Ngũ Hành Sơn là quần thể gồm có 6 ngọn núi: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn. Do vua Minh Mạng đặt theo 5 yếu tố cấu thành vũ trụ : Kim, Mộc , Thủy ,Hỏa , Thổ.
- Vị Trí: 81 Huyền Trân Công Chúa, Hoà Hải, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
- Giờ mở cửa: 6:30 – 17:30
- Giá vé tham quan: 7.000đ-50.000đ/lượt
Vị trí Kim Sơn ở phía đông nam, bên bờ sông Cổ Cò. Được hoà thượng Thích Pháp Nhãn mở rộng lối vào động và xây dựng chùa Quán Thế Âm. Hàng năm vào 19/2 âm lịch, chùa mở hội lấy tên là Hội Quán Âm.Ngay dưới chân ngọn Kim Sơn có một hang, bên trong có các lớp đá nhũ bám vào vách núi tạo thành hình tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao bằng người. Phía sau tượng Quan Âm còn có tượng của Thiện Tài Đồng Tử và chim Khổng Tước với hai cánh xoè rộng bao trùm khắp trần động.
Mộc Sơn tọa lạc ở phía Đông, sát biển, gần ngọn Thuỷ Sơn. Mộc Sơn còn có tên gọi là Núi Mồng Gà vì hình dáng bên ngoài của núi giống với cái mồng gà trống. Trên hòn núi này có một khối đá cẩm thạch màu trắng trông tựa người đang ngồi. Người địa phương thường gọi khối đá này là Cô Mụ hay Bà Quan Âm.
Trong các ngọn núi, Thủy Sơn là ngọn núi lớn nhất và đẹp nhất. Có 3 ngọn núi nhỏ gọi là Tam Thai - 3 ngôi sao làm thành cái đuôi của chùm sao Đại Hùng Tinh. Đây là nơi tập trung nhiều hang động, chùa chiền nhất, tiêu biểu nhất đó chính là Chùa Non Nước, động Thạch nhũ, Chùa Tam Thai và Chùa Linh Ứng. Du khách phải bước lên hơn trăm tầng cấp mới lên tới chùa Linh ứng và Tam Thai
Hoả Sơn gồm 2 ngọn núi : Ngọn phía tây nằm trên bờ sông Cổ Cò, đối diện với Kim Sơn vách đá có khách dòng chữ “Dương Hoả Sơn”. Bên trong có các hang và chùa Phổ Sơn Đà. Ngọn ở phía đông là Âm Hoả Sơn với chóp núi nhô cao, sườn núi có nhiều thớ đá nằm nghiêng, chạy ngang tạo thành lát cắt.
Thổ Sơn là ngọn núi thấp nhất nhưng dài nhất, nhìn giống như một con rồng cuộn mình trên bãi cát. Phía tây Thổ Sơn là đoạn sông Ba Chà. Thân núi có một lớp cỏ mỏng bao phủ để lộ nhiều chỗ màu đất sét đỏ có nhiều gạch cổ thời Chiêm Thành. Ăn sâu vào trong núi có tên là hang Cóc (hang Bồ Đề). Lối vào hang rất hẹp, chỉ đủ một người luồn qua.
Nguồn ảnh: Internet; Fb.Nguyễn Minh Thái; Fb.Tăng Khánh My; Fb. Minh Nhật
Thông tin chi tiết
- Giờ mở cửa: 6:30 – 17:30