Chuẩn bị cho chuyến đi
Mua sắm
Chùa Bà Thiên Hậu
Vị trí
Giới thiệu
Giữa nhịp sống đô thị hiện đại và tấp nập vẫn có những màu sắc truyền thống và vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa Bà Thiên Hậu. Đây là một chốn linh thiêng giữa đất Sài Gòn phồn hoa, nhắc nhở người ta tìm về chốn yên bình, thanh thản trong tâm hồn hoặc để cầu mong những điều tốt đẹp cho gia đình và những người yêu thương.
- Địa chỉ: số 710 Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh
- Giờ mở cửa: 6:00-16:00
- Giá vé: miễn phí
- Cách di chuyển: Từ Phố Lông Đèn Lương Nhữ Học, du khách đi về hướng Nam lên Lương Nhữ Học, sau đó rẽ phải qua Trần Hưng Đạo. Tiếp theo, bạn rẽ phải và chạy thẳng ra đến giao lộ thì rẽ phải vào Nguyễn Trãi. Từ đây bạn chỉ cần chạy tầm 250m nữa là tới.
Chùa bà Thiên Hậu được ví von là chốn tâm linh có tầm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt văn hóa của những người Hoa đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Chùa được xây dựng vào năm 1760 và đến năm 1993, thì được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Chùa bà Thiên Hậu mang lối kiến trúc đậm phong cách Trung Hoa, chia thành ba tòa: Tiền Điện, Trung Điện và Hậu Điện.
Tiền điện là nơi thờ hai vị Phúc Đức Chánh thần và Môn Quan Vương Tả. Trong điện có các bia đá ghi truyền thuyết và các bức tranh lớn vẽ cảnh về Thiên Hậu Thánh Mẫu.
Trung điện đặt bộ lư “Phát lan” đúc vào năm 1886 ở thời vua Quang Tự, hai bên đặtthuyền rồng và kiệu cổ cổ được sơn son thếp vàng.
Cuối cùng là hậu điện,gồm có 3 gian, gian giữa thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, Kim Hoa Nương Nương và Long Mẫu Nương Nương. Hai gian còn lại là nơi thờ Quan Thánh, Địa Tạng và Thần Tài.
Ở giữa là khoảng trống như giếng trời để vừa lấy ánh sáng, khí trời vừa để cho khói nhang theo đó mà bay lên cao, tránh khói mù tỏa ra bên dưới. Ngoài ra, chùa bà Thiên Hậu cũng có các đỉnh trầm, lư trầm, lư hương làm từ đá sa thạch do người Hoa làm ra nên mang đậm giá trị về mặt tinh thần và rất quý hiếm. Hai bên được phân cách thành hai lối đi, giúp cho người viếng thăm dễ dàng di chuyển hơn, nhất là vào các dịp lễ hội hay ngày rằm.
Với hai gam màu sắc chủ đạo là nâu và đỏ tạo sự sang trọng, cổ kính nhưng ấm áp và huyền bí. Chùa còn có các bức tranh đắp nổi hình "tứ linh": Long,Lân, Quy,Phụng. Trên nóc, mái hiên và vách tường của chùa có gắn các tượng, phù điêu bằng gốm nói về các điển tích của Trung Quốc.
Nguồn ảnh: Internet; Fb.San Gin
Bài viết: T.Nhung
Thông tin chi tiết
- Giờ mở cửa: 6:00-16:00