Chuẩn bị cho chuyến đi
Mua sắm
Tháp chàm Yang Prong
Vị trí
Giới thiệu
Từ thế kỉ XI, qua các cuộc Nam tiến của Đại Việt. Người Chăm đã bắt đầu lưu lạc vào nước ta. Họ đi qua các vùng đất khác nhau của Đại Việt và tạo thành cộng đồng riêng với những khác biệt nhất định về văn hóa và ngôn ngữ. Tại Đak Lak một trong những biểu trường công trình văn hóa kiến trúc tiêu biểu nhất chính là tháp chàm Yang Prong
Tên: Tháp Chàm Yang Prong.
Địa chỉ: Xã Ea Rốk, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.
Cách di chuyển: Du khách có thể lựa chọn xe máy hoặc ô tô đi từ thị trấn Ea Súp khoảng 15 km và thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 100 km.
Diện tích: Tháp có chiều cao 9m, đáy vuông mỗi cạnh dài 5m.
Thời gian hoạt động: hoạt động hằng ngày.
Mức giá: miễn phí
Gần 2 thế kỷ trôi qua, cho đến nay số lượng người Chăm còn lại ở Việt Nam khá ít. Phần lớn họ đã đi chuyển sang Campuchia và Lào sinh sống và phát triển. Mặc dù số lượng người sinh sống không còn nhiều nhưng những bản sắc văn hoá nghệ thuật của người Chăm để lại cho chúng ta là rất lớn. Sống gần 2 thế kỷ ở Việt Nam, văn hoá của người Chăm đã dần dần được ăn mòn vào cuộc sống sinh hoạt và văn hoá của người Việt. Đặc biệt, chúng ta biết đến Tây Nguyên, một vùng đất xưa có tỷ lệ người chăm sinh sống lớn nhất cả nước. Nơi đây chứa đựng rất nhiều tinh hoa văn hoá, nghệ thuật của người Chăm. Nổi bật nhất phải kể đến Tháp Chàm Yang Prong - ngọn tháp chăm duy nhất còn tồn tại ở Tây Nguyên.
Tháp Chàm Yang Prong là di tích văn hóa cấp Quốc gia mang ý nghĩa quan trọng về lịch sử, kiến trúc. Tháp đã từng được một nhà dân tộc người Pháp tên Henri Maitre giới thiệu trong cuốn Les Jungles Moi (Rừng Mọi) xuất bản năm 1912. Khác biệt với những ngọn tháp khác, khi các ngọn tháp phần lớn được xây dựng trên các ngọn đồi cao sừng sững thì ở đây tháp Chàm Yang Prong lại giấu mình dưới những tán cây cổ thụ xanh mướt của rừng già Ea Súp, bên dòng sông Ea H'leo hiền hòa, nên chỉ những ai có tâm muốn vén bức màn đại ngàn để tìm kiếm thì mới có thể nhìn thấy nó. Vật liệu xây dựng của tháp là một loại gạch nung đỏ đặc biệt không hề có mạch vữa hay chất liên kết nào nhưng vẫn có thể dính chặt vào nhau và bền bỉ sau hàng loạt biến động của thời gian và sự khắc nghiệt của thời tiết. Đây cũng chính là một nét văn hoá xây dựng chỉ riêng người Chăm mới có thể làm ra được.
Tháp Chàm Yang Prong có một sự hoàn toàn khác biệt với các kiến trúc tháp khác của người Chăm ở miền Trung. Đó chính là phần phía trên tháp được mở rộng sau đó thu hẹp lại trông như hình một củ hành hay một tháp bút cực kỳ ấn tượng. Hơn nữa, thay vì dùng gạch thì các nghệ nhân xưa lại sử dụng các phiến đá làm lanh tô trên cửa và đá xanh Cao Bằng làm nền gạch, khiến cho nó vừa có sự chắc chắn, vững chãi lại vừa có điểm nhấn, tạo nên sự đặc biệt cho tháp. Ngoài ra bên trong của toà tháp không có một tượng thờ hay trang trí bất kỳ một họa tiết nào cả. Chính vì thế, có nhiều giả thiết đã được tạo ra, rằng: có thể bức tượng thần đã bị phá hủy trong chiến tranh mà người ta không thể tìm thấy hoặc ngay từ đầu nó đã không có mà thần chỉ được mọi người tự suy nghĩ trong tâm tưởng mà thôi.
Có thể nói, Tháp Chàm Yang Prong là một công trình kiến trúc nổi tiếng bậc nhất của người Chăm để lại cho Việt Nam ta. Nó không chỉ mang đậm bản sắc dân tộc của người Chăm mà nó còn mang những nét độc đáo của văn hoá Chăm. Đây cũng chính là một địa điểm du lịch rất thích hợp cho những du khách ưa thích tìm hiểu về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật xưa.
Nguồn ảnh: internet, Dak Lak Gov, FB Sinh Viên Tình Nguyện
Người viết: Anh Thư