Chuẩn bị cho chuyến đi
Mua sắm
Làng Tranh Đông Hồ
Vị trí
Giới thiệu
Nhắc đến Bắc Ninh không chỉ là nhắc đến những làn điệu dân ca đi sâu vào tiềm thức của người dân Kinh Bắc, mà còn là nhắc đến mảnh đất cổ lâu đời với nét truyền thống văn hóa đặc sắc. Nét văn hoá đó thể hiện qua các địa điểm tâm linh như đền Đô, chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Bút Tháp,...hay qua các làng nghề như làng nghề Đúc Đồng, Gốm Phù Lãng…và không thể không nhắc đến làng tranh Đông Hồ mà hôm nay Tripzone muốn giới thiệu đến du khách
Vị trí: Xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
Giờ mở cửa: Cả ngày
Giá vé: Miễn phí
Cách di chuyển: Làng Đông Hồ cách trung tâm thành phố Bắc Ninh khoảng 17km. Từ trung tâm Bắc Ninh, du khách đi thẳng Nguyễn Đăng Đạo rồi rẽ phải ra Nguyễn Quyền để đến cầu vượt Bồ Sơn. Đi qua cầu vượt Bồ Sơn, tiếp tục đi thẳng theo quốc lộ 38. Đi qua cầu Hồ thì rẽ phải vào Thiên Đức. Lúc này chỉ cần đi thẳng thêm một đoạn nữa là đến nơi.
“Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làng Mái với anh thì về
Làng Mái có lịch có lề
Có sông tắm mát có nghề làm tranh”
Nằm sát bờ Nam đê sông Đuống, làng Hồ hay làng Đông Hồ là một làng nghề cổ truyền nổi tiếng của Việt Nam. Đây là cái nôi của dòng tranh khắc gỗ dân gian, với những bức tranh từ lâu đã đi vào đời sống tinh thần bao người dân Việt. Tranh Đông Hồ rất gần gũi với đại đa số dân chúng Việt Nam, nhưng cũng rất nhiều người nước ngoài biết đến dòng tranh đặc sắc này. Quanh năm rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến làng tranh Đông Hồ để thăm và mua tranh để làm kỷ niệm.
Làng tranh Đông Hồ có vẻn vẹn hơn 220 hộ dân, họ đều sinh sống và gắn liền với nghề làm tranh. Những bức tranh cổ xưa vẫn còn được lưu giữ và bảo tồn tại làng nghề truyền thống này. Xuất hiện từ khoảng thế kỷ XVI, tranh Đông Hồ được hình thành bằng phương pháp thủ công, thể hiện được sự tinh hoa của nghệ thuật, bàn tay khéo léo, sự tỉ mỉ của người nghệ sĩ và hơn hết và tinh hoa văn hoá Việt Nam.
Tranh Đông Hồ được in trên giấy Dó, một loại giấy được làm thủ công từ nguyên liệu là cây Dó mọc trên rừng. Cây Dó được giã nhỏ rồi chế biến thành Giấy. Ngoài ra, người làng Hồ còn biết vận dụng, chắt lọc từ những chất liệu thiên nhiên để tạo nên những sắc màu truyền thống vừa tươi vừa có độ bền màu. Đề tài vẽ tranh đều gắn với đời sống sinh hoạt bình dị của người dân nhưng đều hàm chứa những triết lý nhân văn sâu sắc.
Hàng năm làng Hồ có hội làng vào rằm tháng vào 3 âm lịch với nhiều hoạt động thú vị cho du khách thăm quan và trải nghiệm
Nguồn ảnh: internet, instagram masako-vietnam, instagram levanchu
Thông tin chi tiết
- Giờ mở cửa: Cả ngày
- Chỗ để ô tô: Có