Chuẩn bị cho chuyến đi
Mua sắm
Rêu Văn Chấn
Vị trí
Giới thiệu
Đến Yên Bái ngoài hòa mình vào những vẻ đẹp thiên nhiên của núi rừng hay những nét văn hóa truyền thống của mảnh đất này thì cũng đừng quên thưởng thức những món ăn đặc sản có một không hai nhé. Bên cạnh những món đặc sản như cốm Tú Lệ hay xôi Ngũ Sắc thì còn có một món mà bất cứ ai đến với Văn Chấn đều biết đó là rêu đá.
Tên món: Rêu đá hay rêu Văn Chấn
Địa chỉ: huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
Cách di chuyển: từ trung tâm thành phố Yên Bái bạn mất khoản 52 km đi theo tuyến quốc lộ 37 về hướng Tây Nam là đến nơi.
Một trong những tộc người sống đông đúc tại Yên Bái là người Thái. Nét văn hóa của họ không chỉ nghiên về các giá trị tinh thần tâm linh mà còn có nét văn hóa ẩm thực đặc sắc. Các món ăn đặc sản của người Thái có thể kể đến như da trâu muối chua, lá mồm, pa pỉnh tộp, gỏi hoa ban và món ăn đặc sắc nhất của người Thái ở Yên Bái phải kể đến đó là Rêu Đá
Rêu đá hay còn gọi là rêu suối do chúng sinh sống quanh các con suối với số lượng lớn phát triển tươi tốt nên nhiều người dân tộc đã nghĩ đến chế biến các món ăn với chúng. Rêu nơi đây đặc trưng không có vị mặn như rêu biển, chúng mọc dài, xanh mướt tươi và mềm mại dễ ăn. Người dân hais chúng bằng cách vớt hoặc cắt rồi đem về sơ chế sau đó ăn hoặc đem bán.
Rêu ở đây mộc vào cuối tháng 9 tháng 10 và sinh trưởng dần cho đến tháng 5 chúng càng lớn càng dài theo dòng nước đến khi già chúng rụng và trôi theo dòng. Đây cũng là lúc người dân ra thu hoạch rêu. Rêu ở mỗi thời điểm lại có hương vị khác nhau và mùa rêu ngon nhất là mùa xuân. Khi ấy rêu giòn và tươi ngon nhất. Để lấy được rêu loại một thì người dân phải ra chỗ nước chảy xiết nhất có nhiều đá tảng nhất để thu hoạch.
Rêu được chế biến thành nhiều món từ ăn tươi trộn gỏi đến luộc xào. Nếu muốn cầu kỳ hơn bạn phải học hỏi món rêu nướng của người Thái. Rêu sau khi được làm sạch thì trộn với các gia vị như mắc kén, vừng,... Sau đó đem gói lá dong buộc lạt tre rồi vùi trong tro ấm đến khi tí tách lửa và nước ngọt từ rêu đổ ra là có thể ăn. Món "cay pỉnh" còn thú vị hơn: đem nguyên liệu rêu và gia vị gói bằng lá lốt hoặc lá chanh. Kẹp các gói nhỏ trên thanh tre tươi trẻ đôi, nướng giòn. Rêu chín, cho vào rán với mỡ lợn.
Riêng người Tày còn làm bánh mọc với nhân là rêu suối (đồng bào gọi là quẹ). Bột bánh làm bằng gạo nếp ở dạng già hơn cốm một chút. Mỗi khi chuẩn bị cỗ dịp Lễ Tết, họ băm nhỏ rêu với thịt gà thịt vịt, cho vào chõ đồ lên như đồ xôi. Ăn béo ngậy, thơm dịu vị rêu suối. Cái món rêu đồ lên với thịt ấy gần gũi và là nỗi khắc khoải của mỗi người dân ở miền quê sơn cước suốt nhiều thế kỷ qua.
Chỉ có rêu Văn Chấn là loại ngon nhất nên nó cũng mang tên gọi nơi này như một loại đặc sản. Đến với Văn Chấn bạn có thể tìm hưởng thức món này ở bất cứ hàng quán nào. Ngày nay rêu phơi khô cũng được bán như một thức quà cho du khách gần xa. Rêu nơi đây chứa hàm lượng dinh dưỡng cao tốt cho sức khỏe đặc biệt là hệ tiêu hóa và làn da. Vì thế nếu đã đặt chân đến mảnh đất này du lịch thì đừng quên trải nghiệm lặn suối thu hoạch rêu và mua ít rêu làm quà nhé.
Nguồn ảnh: FB Henry Lu, Việt Nam Mới
Người viết: Anh Thư